Mấy năm gần đây, người dân Côn Đảo đã trồng thành công và khai thác loài sâm đất Côn Đảo, loài sâm đất dùng để ngâm rượu, tiềm gà, hầm vịt bồi bổ cho cơ thể được nhiều khách du lịch lựa chọn mang về đất liền làm quà đặc biệt.
Phát hiện của những người tù ở Côn Đảo
Theo người dân và những người tù ở Côn Đảo đã phát hiện công dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe tuyệt vời của cây sâm đất. Trong lúc bị đưa đi lao động, họ đã lén ăn những củ sâm đất đào được để chống chọi với những gian truân khổ ải.
Cây sâm đất ở Côn Đảo
Sâm đất còn gọi cây quả nổ, sâm tanh tách, tử lỵ hoa, tiêu khát thảo, tam tiêu thảo. Sâm đất có củ tròn dài 3 cm, thân cao 50 cm, có lông, phiến lá bầu dục, mặt trên có lông thưa, bìa có rìa lông cứng, hoa to, đẹp, lam tím. Nó có nguồn gốc từ Trung Mỹ, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1909, sau đó mọc hoang khắp nơi, ra hoa quanh năm.
Sâm đất còn gọi là sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu. Nó là loài cỏ thân thảo sống dai, thân mọc tỏa ra sát đất, màu đỏ nhạt; rễ mập, hình thoi.
Lá đơn mọc đối (2 lá mọc đối có kích thước khác nhau), có cuống, phiến xoan tròn dài hay hình bánh bò, mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục. Rễ xoắn và phình to thành củ. Người ta thường dùng rễ (củ) và lá sâm đất làm thuốc chữa bệnh hoặc nấu ăn. Thường thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Ở Côn Đảo, sâm đất mọc nhiều quanh các hòn đảo nhỏ, cây mọc lâu năm mới có giá trị.
Đến năm 2012, các cán bộ kỹ thuật của Vườn quốc gia Côn Đảo phát hiện sâm đất có tác dụng chữa bệnh nên đã trồng thực nghiệm thành công và phổ biến cho các hộ dân trồng. Củ sâm nhỏ, chỉ chừng ngón tay người lớn mọc túa ra không theo một trật tự nào. Vị sâm ngọt nhẹ, hăng hắc thơm khá giống sâm Hàn Quốc với giá thành dao động từ 1 – 1,2 triệu đồng/kg, tùy loại củ to hay nhỏ. Theo những người trồng sâm ở Côn Đảo, sâm đất có sức sống mãnh liệt với đủ loại địa hình, nơi nào thổ nhưỡng phù hợp, màu mỡ thì cho củ lớn. Tuy vậy, cây này lại không ưa nhiều nước, dễ bị úng rễ nếu đất không thoát nước kịp.
Công dụng của cây Sâm đất Côn Đảo
Theo lương y Vũ Quốc Trung, củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm…, nhưng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi. Dân gian thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống; lá nấu canh ăn giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan. Canh rau sâm đất ăn có vị ngọt, hơi chua giống như rau mồng tơi, nhưng không có nhớt. Sâm đất có các tác dụng trị liệu, như trong chứng viêm khớp nó giúp giảm viêm sưng và giảm đau.
Trường hợp khó tiêu, sâm đất hoạt động giúp làm giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, giảm đau bụng. Sâm đất còn giúp giảm táo bón. Dùng sâm đất giúp giảm cơn ho và suyễn; dùng cho một số trường hợp nam giới bất lực. Sâm đất được dùng nhiều trong những bệnh về da như ghẻ; dùng làm bài thuốc trị giun sán; dùng trong bệnh sỏi thận, viêm thận; giải độc cho gan. Liều dùng 10-15 gr, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể tán bột uống; hoặc pha uống như trà (10 gr trong 1 lít nước sôi), nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5 gr bột rễ trong 1 ngày.
Còn theo lương y Như Tá, bộ phận dùng toàn cây (phần thân trên mặt đất) và rễ. Lá có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc (gây nôn nếu dùng liều cao). Rễ có vị ngọt, cay, tính mát. Công dụng: thanh nhiệt (hạ sốt), lợi niệu, giải độc. Chủ trị, toàn cây chữa tiểu đường dạng 2. Rễ dùng chữa đau răng, đau bụng, cảm mạo, bệnh gan, cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu.
Kinh nghiệm dân gian ở Nam bộ thường dùng củ sâm đất nấu nước uống làm thuốc bổ. Ngoài ra kinh nghiệm dân gian còn dùng sâm đất chữa sỏi thận và sỏi bàng quang. Hạt quả sâm đất khi ngâm nước sẽ tạo ra một thứ keo như thạch có thể dùng đắp mụn nhọt và các vết đứt. Liều dùng 10-25 gr khô/ngày, dạng thuốc sắc.
Nguồn: https://taucaotoc.vn/sam-dat-con-dao-mon-qua-cho-suc-khoe/
0 Nhận xét